Chống thấm Tường nhà

Bạn đang xây dựng nhà mới? Hay lớp sơn tường nhà bạn xây đã lâu bị ố, bong rộp và làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà?. Ngoài ra, làm sao để giữ cho ngôi nhà trông giống như mới khi luôn phải đối diện với những tác động mạnh mẽ của thời tiết cũng như sự bào mòn của thời gian. Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển trong nhà mà không phải ai cũng biết cách xử lý triệt để. Vậy, đâu mới là phương án hiệu quả nhất? Hôm nay, DHP xin được chia sẻ cụ thể tới bạn về các trường hợp xảy ra và biện pháp chi tiết.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM TƯỜNG NHÀ

Thấm nước từ trên mái xuống: Nguyên nhân phần lớn ở các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái. Nước, hơi ẩm sẽ từ dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống bên dưới.

Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh: Cũng bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt.

Thấm do nứt cổ trần: Thường các vết rạn cổ trần rất to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng.

Tường ngoài rạn nứt chân chim.

Do tắc, hoặc thủng đường ống nước.

⇒ Tùy vào tình trạng, nguyên nhân gây ra nguy cơ thấm cho ngôi nhà của bạn để lựa chọn phương án xử lý cụ thể. Trên thị trường hiện nay, chống thấm tường nhà được chia thành hai phương pháp là chống thấm tường trong nhà và chống thấm tường ngoài nhà.

⇒ Lưu ý quan trọng trong công tác chống thấm là phải “chống thấm tại gốc, chống thấm tầng tầng lớp lớp” để giải quyết vấn đề.

II. CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI NHÀ

Tường ngoài là khu vực thường xuyên bị ẩm mốc dưới tác động trực tiếp khí hậu. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm là do lớp xây không no mạch, lớp trát không chắc, hư hỏng màng sơn chống thấm ngoài trời… Vị trí thấm dột là tường đứng. Vì thế, khi sử dụng sơn chống thấm ngoài trời để ngăn ngừa, khắc phục, bạn cần lưu ý những yêu cầu sau:

Đối với công trình xây mới: Giám sát chặt chẽ đơn vị xây dựng, đảm bảo cấp phối vữa trộn đúng tỷ lệ, quá trình xây dựng đảm bảo mạch vữa được no, gạch được tạo ẩm trước khi xây dựng. Lớp vữa trát đảm bảo chiều dày, cấp phối trộn.

Đối với công trình cũ: Kiểm tra rõ tình trạng hư hỏng gây ra thấm như: phạm vi lớp sơn tường nhà bị rộp, bong tróc, tường nhà có bị rạn nứt chân chim hay không? Lớp vữa trát có bị bục vỡ không?,…

Lựa chọn sản phầm chống thấm: Trên thị trường có rất nhiều loại sơn có tính năng chống thấm cho tường ngoài, chỉ cần các bạn lên google search sẽ ra rất nhiều hãng sản xuất (Kova, Dulux, Jotun, Sika,…), khi đó dẫn đến tâm lý hoang mang không biết dùng sản phẩm nào cho tốt, cho phụ hợp với ngồi nhà của mình. DHP sẽ phân tích giúp bạn để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất theo tiêu chí sau:

  • Tường ngoài là vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp thời tiết (nắng – mưa, nóng – lạnh,…) khi đó vật liệu chống thấm tường ngoài phải là vật liệu bền với nước (không bị thủy phân), kháng UV và có tính đàn hồi cao và bám dính tốt với tường.
  • Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất, tuy nhiên đó cũng chỉ là cái tên của mỗi hãng, cơ bản sản phẩm tạo ra theo các gốc như: gốc Xi măng, gốc Acrylic, gốc Poyme,… Nhưng để đảm bảo theo yêu cầu bên trên thì chỉ sản phẩm gốc Acrylic mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
  • Gốc Acrylic cũng được chia thành nhiều chất lượng khác nhau do từng nhà sản xuất nhập và ứng dụng. Khi đó dẫn đến tuổi thọ của các sản phẩm đều có gốc Acrylic nhưng độ bền lại khác nhau.

Công tác chuẩn bị trước khi thi công tường ngoài:

Bề mặt cần chống thấm phải thật khô ráo bởi nếu ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm ngoài trời bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc, độ bám dính với tường sẽ bị hạn chế nhiều. Vì vậy, sơn chống thấm ngoài trời nên được thực hiện vào những ngày khô ráo.

Đối với công trình mới: Sau khi xây xong, phần tường vẫn còn ẩm trong tường do quá trình xây dựng. Khi đó nên để tường nhà được khô ráo. Kiểm tra kỹ quá trình xử lý các lỗ giáo trong quá trình trát hoàn thiện của đội thi công (thường các đội hay làm ẩu và gây ra thấm những vị trí này).

Đối với công trình cũ: Cạo sạch lớp sơn bong tróc và vệ sinh kỹ càng mang đến một bề mặt tường sạch sẽ, nhẵn mịn. Kiểm tra lớp vữa còn đặc chắc hay không, nếu không đặc chắc cần phải tróc ra và trát lại. Điều này không chỉ gia tăng hiệu quả chống thấm mà còn gia tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường. Đồng thời đảm bảo tường nhà được khô trước khi sơn tường.

Quy trình sơn chống thấm ngoài nhà

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt phẳng mịn, trám kín tất cả các khe nứt (nếu có).

Bước 2: Vệ sinh tinh bề mặt sơn chống thấm, không còn rêu mốc, ố, bụi bẩn bám trên tường.

Bước 3:  Đảm bảo nên tường khô ráo.

Bước 4: Tăng cường độ bám dính và khả năng bao phủ của vật liệu, quét một lớp lót tương ứng với loại sơn sử dụng.

Bước 5: Sau khi lớp lót khô, tiến hành khấy sơn chống thấm bằng máy khuấy, sau đó lăn/phun/quét tối thiểu 2 lớp vuông góc nhau.

Lưu ý: Trường hợp lớp phủ quá đặc, có thể thi công lớp 1 trộn thêm nước (theo tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra), lớp 2 tuyệt đối không được pha nước. Có thể thi công > 2 lớp sơn phủ.

III. CHỐNG THẤM TƯỜNG TRONG NHÀ

Khi tường ngoài nhà bạn đã xử lý chống thấm triệt để mà vẫn xuất hiện thấm dột tường trong nhà, chắc hẳn nguyên nhân đến từ các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, giáp lai tường nhà mình với nhà hàng xóm do không thể xử lý trong quá trình xây dựng, rãnh nước trên sàn mái, thấm nước từ sàn nhà vệ sinh. Vậy làm thế nào để bảo vệ ngôi nhà khỏi nấm mốc từ phía trong nhà khi các nguyên nhân nêu trên không có cách nào xử lý triệt để? Tất cả sẽ được tiết lộ ngay sau đây:

Như đã phân tích ở trên, việc chống thấm tường nhà hiệu quả nhất khi được xử lý tận gốc như: Thấm ở vị trí cổ ống phải được xử lý tại cổ ống, thấm ở nhà vệ sinh phải được xử lý ở nhà vệ sinh,… tuy nhiên nếu không thể xử lý được tại gốc, chúng ta sẽ tiến hành xử lý tại tường nhà theo biện pháp tầng tầng lớp lớp (hay còn gọi chống thấm tường trong nhà, chống thấm ngược).

Quy trình xử lý chống thấm tường trong nhà:

Bước 1: – Đối với công trình mới: Tường gạch xây xong, tiến hành trám vá để tạo thành mặt phẳng đồng nhất, đảm bảo không có rỗng rỗ.

              – Đối với công trình cũ: Tiến hành tróc toàn bộ lớp vữa tường bị thấm, tiến hành trám vá để tạo thành mặt phẳng đồng nhất, đảm bảo không có rỗng rỗ.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh tinh và tạo ẩm cho bề mặt phần tường gạch cần chống thấm.

Bước 3: Sử dụng sản phẩm chống thấm gốc xi măng – polymer (Sika topseal 107, Neomax C102,…) quét lên phần tường gạch với định mức 2.5 – 3kg/m2/ 2 lớp, được gia cố lưới polyeste ở các vị trí góc, xung yếu.

Bước 4: Sau khi lớp chống thấm tại bước 3 được tối thiểu 24h, tiến hành trát lớp vữa được trộn thêm phụ gia kết nối, chống thấm (Sika latex, Neomax latex,…) với định mức 1 lít/m2 (dày 2cm).

Bước 5: Tiến hành sơn tường bằng các loại sơn chống thấm (quy trình giống với chống thấm tường ngoài).

Trên đây là hướng dẫn cách lựa chọn sơn chống thấm tường trong nhà tốt nhất mà các bạn nên tham khảo để bảo vệ công trình khỏi nguy hại từ nấm mốc hoặc có thể bạn liên hệ với đơn vị xử lý chông thấm chuyên nghiệp để có thể tư vấn và đưa ra giải pháp cụ thể cho công trình nhà mình. Với các chuyên gia và thợ lành nghề, DHP sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí, đồng thời thi công trọn gói, cam kết bảo hành dài hạn cho công trình của ban.

0963 363 020

Contact Me on Zalo