LINK SẢN PHẨM: DẦU NHỜN THỦY LỰC
I. DẦU THỦY LỰC LÀ GÌ?
Dầu thủy lực là loại dầu chuyên dụng cho các hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực là sản phẩm được pha chế trên nền công nghệ độc đáo và độc quyền từ dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng và một số tính năng ưu việt thích hợp sử dụng cho các hệ thống thủy lực. Ngoài chức năng truyền tải động năng thì dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp các thành phần khi chuyển động được trơn tru, vận hành tốt và bền bỉ hơn.
Khi lựa chọn dầu thủy lực bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Điều kiện thời tiết ở nơi thiết bị được sử dụng từ đó mà bạn mua loại dầu có chỉ số nhớt phù hợp.
- Bộ phận thủy lực nào trong hệ thống truyền động cần được bôi trơn bằng dầu thủy lực. Trên cơ sở xác định đó bạn chọn loại dầu thích hợp giúp bôi trơn hệ thống thủy lực, làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động chính xác và ổn định.
- Hoạt động của nhiều máy móc công nghiệp được điều khiển bởi hệ thống thủy lực (hydraulic system), là hệ thống dùng nước hoặc dùng dầu thủy lực để truyền áp lực giúp máy vận hành. Ngoài tác dụng truyền áp lực và điều khiển dòng chảy thì dầu thủy lực còn giảm lực ma sát xuống thấp nhất và chống mài mòn cho các bộ phận chuyển động, đồng thời bảo vệ bề mặt kim loại không bị rỉ sét.
II. CÁC LOẠI DẦU THỦY LỰC
Hiện nay trên thị trường dầu thủy lực được chia làm 3 nhóm chính đó là dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy, trong đó có loại không pha nước và loại có pha nước. Dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% thị phần. Hai loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.
Chính vì nhu cầu thị trường cao nên nhiều hãng sản xuất dầu công nghiệp trên thế giới liên tục ra mắt các sản phẩm dầu thủy lực. Các ông trùm trong lĩnh vực này không tiếc đầu tư máy móc, phòng thí nghiệm, nhân lực nhằm tạo ra các sản phẩm dầu thủy lực chất lượng cao cạnh tranh với các hãng sản xuất cùng loại. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng loại:
1. Dầu Thủy lực gốc khoáng
Dầu gốc khoáng là loại dầu được sản xuất từ dầu mỏ khai thác qua quá trình chưng cất loại bỏ tạp chất, cặn bẩn. Dầu được làm sạch mang đi pha chế theo công thức riêng của từng hãng. Mỗi hãng dầu sẽ có công thức pha chế riêng, dùng phụ gia gì, hàm lượng bao nhiêu là bí mật kinh tế. Do dầu gốc nó chỉ có tác dụng bôi trơn không có khả năng chống mài mòn, làm mát, chống gỉ sét, chống oxy hóa nên buộc lòng các hãng sản xuất phải trộn dầu gốc với các loại phụ gia. Phụ gia chính là chất quyết định tính năng chống mài mòn, chống gỉ sét, làm mát máy,….cho dầu thủy lực.
Dầu gốc khoáng được chia làm ba nhóm
Nhóm 1: có độ bão hòa thấp hơn 90%, lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,03% chỉ số độ nhớt dao động từ 80 đến 120, nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 65 độ C. Đây là loại dầu được chế biến đơn giản nhất hầu như chỉ có chưng cất, lọc bỏ cặn bẩn và thêm một ít phụ gia do đó giá bán rất rẻ.
Nhóm 2: dầu thuộc nhóm này chất lượng hơn dầu nhóm 1 vì nó có tính bão hòa cao hơn, chỉ số độ nhớt trên mức 120. Dầu này trải qua quá trình chế biến phức tạp hơn loại dầu thuộc nhóm 1 nên có khả năng chống oxy hóa cáo và dĩ nhiên giá cũng cao hơn.
Nhóm 3: loại dầu thuộc nhóm 3 cao cấp nhất vì nó được tinh chế qua nhiều khâu xử lý phức tạp trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên giá bán cao hơn hai loại trên.
Nhìn chung dầu lực gốc khoáng là loại dầu thủy lực lý tưởng và phù hợp với tất cả các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Dầu thủy lực gốc khoáng có chỉ số độ nhớt thường được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn.
Nếu trong quá trình sử dụng các phụ gia trong dầu bị giảm hoặc mất đi thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu thủy lực luôn được xử lý tốt để đảm bảo khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt. Vì khả năng chống oxide hóa cao, những tính chất chống mài mòn, chống gỉ sét,….được duy trì trong thời gian dài hoạt động.
2. Dầu Thủy lực phân hủy sinh học
Dầu thủy lực phân hủy sinh học cũng tương tự và được pha chế như dầu thủy lực gốc khoáng bao gồm dầu khoáng và các loại phụ gia kết hợp. Trong thành phần của nó có chứa dầu gốc tổng hợp có khả năng phân huỷ sinh học chất lượng cao và gói phụ gia thân thiện môi trường tiên tiến nhất nên bảo đảm bôi trơn rất tốt và có khả năng bảo vệ môi trường do đó cũng không làm ô nhiêm nguồn nước. Sản phẩm này phù hợp với các hệ thống thuỷ lực dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và các máy công trình.
3. Dầu Thủy lực chống cháy
Dầu thủy lực chống cháy cũng là môt dạng dầu thủy lực có công dụng tương tự như dầu thủy lực gốc khoáng nhưng trong thành phần thay vì được thêm chất phụ gia phân hủy sinh học, loại này được thêm vào phụ gia chống cháy giúp bảo vệ hệ thống thủy lực an toàn, bảo vệ tài sản cho chủ sở hữu. Dầu thủy lực chống cháy có hai loại một là dầu thủy lực chống cháy có nước và hai là không chứa nước. Tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất hệ thống thủy lực mà bạn chọn loại dầu thủy lực chống cháy có nước hoặc không có nước.
Dầu thủy lực chống cháy có vai trò vô cùng quan trọng. Nó dùng để bôi trơn làm mát tại những vị trí có tiếp xúc tia lửa hoặc nơi nhiệt độ cao do động cơ làm việc quá công sức dẫn đến nguy cơ gây cháy nổ như hệ thống thủy lực trong lò nung sắt , thép, các nhà máy đúc khuôn…
III. CÁC ĐẶC TÍNH VÀ TÍNH CHẤT
Không chỉ có tính năng là bôi trơn và làm mát như các loại dầu nhớt động cơ thông thường, dầu thủy lực còn mang trong mình trọng trách là truyền tải lực cho các chi tiết máy trong động cơ. Vì vậy chúng cần đảm bảo các tính chất quan trọng sau đây:
- Độ nhạy nhiệt độ thấp của độ nhớt;
- Ổn định nhiệt và hóa học;
- Độ nén thấp
- Bôi trơn tốt (đặc tính chống mài mòn và chống dính, hệ số ma sát thấp)
- Độ ổn định thủy phân (khả năng giữ lại các tính chất trong môi trường độ ẩm cao)
- Điểm đổ thấp (nhiệt độ thấp nhất, tại đó dầu có thể chảy)
- Khả năng nhũ hóa nước
- Tính chất chống rỉ và oxy hóa
- Điểm chớp cháy thấp (nhiệt độ thấp nhất, tại đó hơi dầu bốc cháy)
- Chống xâm thực
- Khả năng tương thích với vật liệu trám.
- Tạo bọt thấp
IV. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA DẦU THỦY LỰC
Truyền tải: Đây là chực năng chính làm nên sự khác biệt với các loại dầu nhớt khác. Bởi do các tinh thể dầu có khả năng chịu giãn nở rất tốt. Ít khi bị vỡ nên khi máy thủy lực ép dầu. Lúc này thể tích dầu được nén lại, tạo ra phản lực muốn bật rộng ra mà không được. Nhờ vậy mà nó làm rắn chắc thêm cho trục thủy lực. Có thể tải hàng tốt hơn khi chưa bị nén.
Bôi trơn hệ thống: Nhiệm vụ quan trọng thứ 2 nó mang theo là tính năng bôi trơn cho các chi tiết máy. Nhờ khả năng bôi trơn này mà các bề mặt ngâm trong dầu có tuổi thọ cao hơn rất nhiều. Tránh các tình trạng bị xước đường dài trên bề mặt gây hao tổn dầu.
Chống ăn mòn và chống oxy hóa: Trong quá trình làm việc bề mặt kim loại tiếp xúc với dầu thủy lực dễ bị ăn mòn bởi các tác nhân có tính axit. Vì vậy sử dụng dầu thủy lực sẽ phủ lên bề mặt kim loại một lớp màng bảo vệ. Lớp bảo vệ này sẽ bám chặt lên bề mặt kim loại và bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây ăn mòn. Giúp máy móc kéo dài tuổi thọ động cơ. Bên cạnh đó dầu thủy lực cũng có khả năng chống oxy hóa tốt. Các chất chống oxy hóa theo cơ chế gốc và oxy hóa phân hủy trong dầu có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy. Giúp kéo dài thời gian thay dầu và bảo dưỡng máy móc. Lưu ý: Dầu thủy lực gốc khoáng có chứa phụ gia chống ăn mòn và chống oxy hóa có ký hiệu HM trên bao bì sản phẩm.
V. ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Đây chính là độ nhớt độ nhớt động học được đo ở (40°C, cSt), viết tắt là Iso VG 32, 46, 68. Ngoài ba loại độ nhớt phổ biến trên, còn có các loại độ nhớt khác, ít thông dụng hơn như dầu thủy lực 22, dầu thủy lực 100,… Các loại này sử dụng ở những nước có khí hậu khắc nghiệt như Châu Âu, Nga , Mỹ… còn ở Việt Nam thì do khí hậu nhiệt đới nên chỉ thông dụng 3 loại chính là 32-46-68.
Dầu thủy lực độ nhớt quá thấp (ví dụ như 22): Hiệu suất thể tích sẽ kém đi và như vậy dẫn đến áp suất làm việc theo yêu cầu không được đáp ứng, gây rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, xi lanh sẽ bị thu lại do phản lực. Từ đó động cơ không sản sinh ra đủ mô men yêu cầu đáp ứng, làm tăng khả năng bị mài mòn của thiết bị. Với độ nhớt thấp và tính loãng cao như vậy, sẽ rất khó duy trì màng dầu giữa các bề mặt kim loại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ hệ thống thủy lực và dễ xảy ra hiện tượng tắt máy giữa chừng. Và cũng như nhớt bôi trơn động cơ ô tô, xe máy, thì độ nhớt thấp được ưu tiên cho động cơ mới do khoảng cách giữa xi – lanh và thành piston còn nhỏ. Và ngược lại, độ nhớt cao sẽ dành cho các hệ thống thủy lực có tuổi đời cao hơn. Chúng ta nên cân nhắc ưu nhược điểm của từng loại như sau để có lựa chọn tốt nhất.
Dầu thủy lực độ nhớt 32: Thường dùng ở những vùng ôn đới hoặc những môi trường có nhiệt độ xung quanh thấp.
Dầu thủy lực độ nhớt 46: Đây là loại dầu thủy lực được dùng ở các vùng nhiệt đới.
Dầu thủy lực độ nhớt 68: Loại dầu này được dùng ở nơi có hoạt động thủy lực liên tục và có nhiệt độ xung quanh cao.
Dầu thủy lực độ nhớt quá cao (ví dụ 100): sẽ làm tăng hệ số ma sát trượt của dầu thủy lực với những phần mà nó tiếp xúc. Như vậy hệ số ma sát tăng sẽ làm phát sinh nhiệt nhiều hơn. Suy ra dẫn đến tổn thất công suất nhiều hơn. Đồng thời tổn thất áp suất cũng tăng. Dẫn đến hiệu xuất của hệ sẽ thấp đi. Động cơ làm việc nặng tải hơn bình thường. Hơi nước khó thoát hơn làm tăng hiện tượng nhũ tương trong dầu. Làm giảm tốc độ các cơ cấu chấp hành. Tăng khả năng xâm thực của bơm vì khả năng dâng kém.
Như vậy cách tốt nhất là chúng ta nên chọn đúng loại có độ nhớt phù hợp cho máy dựa trên tài liệu của nhà sản xuất. Hoặc nếu không có thì chúng ta nên kết hợp những yếu tố trong nhà máy như: Tuổi đời thiết bị, nhiệt độ môi trường, tần suất hoạt động,… để có thể chọn được loại phù hợp nhất.
Về giá cả, hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất cũng như cung cấp dầu thủy lực cho các nhà máy xí nghiệp. Và giá bao nhiêu 1 lít đang là điều được rất nhiều khách hàng quan tâm bởi dầu thủy lực khác với loại dầu nhớt bôi trơn khác, mỗi lần nhập về là số lượng rất lớn. Chỉ cần chênh nhau 1 chút ở giá 1 lít là số tiền mua hàng cũng đã rất lớn rồi. Tuy nhiên, thường thì “tiền nào của nấy”, chúng tôi vẫn khuyên các bạn chọn những sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu truyền thống lâu năm.
LINK SẢN PHẨM: DẦU NHỜN THỦY LỰC